XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
Các phương pháp xử lý nước thải công nghệ sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình xử lý nước thải bằng cách sử dụng vi sinh vật có trong bùn hoạt tính (bùn vi sinh) để phân hủy các hữu cơ và các chất thải gây ô nhiễm.
Vi sinh vật hấp thụ các chất hữu cơ và các chất khoáng trong nước thải để phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Sau đó chúng phân tách tế bào hay còn gọi là sinh sản vô tính và tiếp tục quá trình hấp thụ, phân hủy các chất gây ô nhiễm.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
– Xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí trong điều kiện đủ Oxi, vi sinh vật sẽ oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng về dạng khí và nước…
– Các giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí
- Oxy hoá các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 => CO2 + H2O + DH
- Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 => CO2 + H2O + DH
- Phân huỷ nội bào: C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH
Phương pháp xử lý sinh học điều kiện tự nhiên:
– Ao, hồ sinh học: tại đây diễn qua quá tự làm sạch hồ nhờ sự hoạt động của vi sinh vật ẩn nấp trong tảo và rêu. Rong và tảo sẽ hấp thụ khí CO2, photphat, nitrat… tiến hành quá trình quang hợp phân hủy và Oxy hóa các chất hữu cơ.
– Cánh đồng tưới và bãi lọc: Quá trình này phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh vật tự nhiên để xử lý nước thải sinh hoạt, tuy nhiên quá trình này diễn ra khá chậm.
Phương pháp xử lý sinh học nhân tạo:
Quá trình hiếu khí sinh trưởng lơ lửng (Aerotank)
Phương pháp này chủ yếu sử dụng công nghệ xử lý nước thải bùn hoạt tính hiếu khí hay còn gọi là Aerotank (dạng bể vuông hoặc tròn). Để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật lơ lửng. Tuy nhiên để quá trình chuyển hóa và trạng thái lơ lửng của vi sinh vật không bị gián đoạn, cẩn phải đảm bảo cung cấp đủ lượng Oxi và sục khí liên tục trong bể.
Quá trình oxy hóa gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tốc độ oxi hóa mạnh mẽ. Ở giai đoạn này bùn hoạt tính hình thành và phát triển. Vi sinh vật sinh trưởng mạnh dẫn đến lượng oxy tăng cao.
Giai đoạn 2: Vi sinh vật phát triển ổn định và tốc độ tiêu thụ oxy gần như ít thay đổi. Chính giai đoạn này các chất bẩn hữu cơ bị phân hủy nhất.
Giai đoạn 3: Sau 1 thời gian khá dài tốc độ oxy hoá cầm chừng và có chiều hướng giảm, tốc độ tiêu thụ của oxy tăng lên.
Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật này sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hoá thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hoá hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-, …
Quá trình hiếu khí sinh trưởng dính bám (Lọc sinh học hiếu khí)
Là hoạt động nhờ quá trình dính bám của một số vi khuẩn hiếu khí trên lớp vật liệu giá thể. Do quá trình dính bám tốt lên lượng sinh khối tăng lên, thời gian lưu bùn kéo dài nên xử lý tải trọng cao. Vi sinh xử lý BOD, COD và một phần Nitơ, phospho.
Đĩa quay sinh học: khi quay màng sinh học tiếp xúc với chất hữu cơ có trong nước thải, nhờ quay liên tục mà màng sinh học vừa được tiếp xúc với không khí vừa tiếp xúc được với chất hữu cơ trong nước thải, vì vậy, chất hữu cơ được phân hủy nhanh.
Mương oxy hóa: là dạng cải tiến của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh làm việc trong điều kiện hiếu khí kéo dài với bùn hoạt tính.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí:
Xử lý nước thải sinh học kỵ khí là quá trình sử dụng nhiều phản ứng hóa học và vật liệu trung gian để phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ phân tử trong điều kiện thiếu Oxi.
Phương pháp sinh học kỵ khí tự nhiên:
– Trong quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ kỵ khí, các chất hữu cơ trong nước thải được chuyển hoá thành metan và khí cacbonic, quá trình được thực hiện không có mặt của oxy. Hệ thống xử lý kỵ khí có thể là các ao kỵ khí hoặc các dạng khác nhau của bình phản ứng tải trọng cao.
– Hồ kỵ khí được sử dụng để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ và hàm lượng cặn cao. Độ sâu hồ kỵ khí phải lớn 2,4 m (8 ft), có thể đạt đến 9,1 m với thời gian lưu nước dao động trong khoảng 20–50 ngày.
– Quá trình ổn định nước thải trong hồ xảy dưới tác dụng kết hợp của quá trình kết tủa và quá trình chuyển hoá chất hữu cơ thành CO2, CH4, các khí khác, các acid hữu cơ và tế bào mới. Hiệu suất chuyển hoá BOD5 có thể đạt đến 70 – 80 %.
Phương pháp sinh học kỵ khí nhân tạo:
Là quá trình xử lý nước thải được ứng dụng rộng rãi nhất thế giới nhờ sự hoạt động tuyệt vời của các vi sinh vật kỵ khí tại bể xử lý nước thải UASB.
3 giai đoạn chính của của quá trình:
Phân hủy > Lắng Bùn > Tách khí
Quá trình xử lý trong bể UASB:
– Lớp bùn lắng có hoạt tính rất cao ở dưới đáy. Chất thải được đưa vào từ dưới đáy của bể phản ứng vào trong lớp bùn. Dưới tác dung của vi sinh vật kị khí Chúng được chuyển hoá thành mêtan và cacbon dioxide.
– Chất khí phát sinh giữ cho cả lớp bùn được trộn đều. Một số hạt bị dẩy lên khỏi lớp bùn. Khi mất “bẩy khí” chúng lắng xuống trở lại lớp bùn.
Đơn vị thi công xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Hiện nay xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học khá phổ biến, hầu hết các đơn vị chuyên ngành về xử lý nước thải đều chọn công nghệ này làm thế mạnh. Quý khách hàng có thể tìm thấy ở bất cứ trang thông tin nào.
Tuy nhiên trước khi quyết định hãy tìm hiểu về khả năng chuyên môn và mức độ uy tính của đơn vị để phục vụ cho nhu cầu của quý khách.
Nếu quý khách đang đắn đo về việc lựa chọn đơn vị hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Arttek sẽ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Công ty tnhh thiết kế xây dựng môi trường Arttek
Địa chỉ: P403 tầng 4, Tòa nhà TPP, số 141 Nguyễn Đình Chiểu,
Phường 6, Quận 3, TPHCM
Hotline: 0988 953 835 – 028 381 000 38
Email: Arttek.company@gmail.com